TIME LINE

Wednesday, January 26, 2011

Giá trị của vẽ tay trong giai đoạn thiết kế ý tưởng.

Ngay trong kỷ nguyên của máy tính, thì những công cụ như bút chì, bút , hay cọ vẽ vẫn là những công cụ cần thiết cho các kiến trúc sư.



Peter Pennoyer.

Peter Pennoyer, one of the most appealing things about handmade architectural illustrations is their uniqueness. “We don’t try to make everything homogenous,” says the founder of Peter Pennoyer Architects. “We encourage people to draw in different styles.” 


Vậy câu hỏi đặt ra là có thật là có một nơi vẽ các bản vẽ kiến trúc hiện đại bằng tay? Peter Pennoyer là người dẫn đầu một tổ chức có tên New York, đây là tổ chức chuyên thiết kế và truyền cảm hứng, cổ điển cho các ngôi nhà và căn hộ, cũng như các dự án thương mại. Pennoyer và các thành viên của đội ông hoạt động tích cục trong các học viện Classical Architecture & Classical America. Ông đã sưu tập hàng trăm dụng cụ vẽ bằng tay từ thế kỷ 18 cho tới thế kỷ 20 và ngày nay chúng vẫn được sử dụng hàng ngày ở văn phòng của ông.
Pennoyer nói: ” Chúng tôi vẫn sử dụng bàn kính thước T”, ” Chúng tối vẫn có than chì”
Đây là những dụng cụ đặc trưng phục vụ cho công việc thiết kế của ông và các cộng sự.

Công việc phát thảo thiết kế của ông bắt đầu như thế nào?
Việc thiết kế trong văn phòng là thực hiện các bản vẽ, tiến độ. Chúng tôi không thiết kế trực tiếp nay trên máy tính. Tôi vẽ phác thảo những thứ mà tôi có thể, nhưng tôi đang đang là quản lý. Gregory Gilmartin, giám đốc thiết kế của chúng tôi, ông ấy chỉ vẽ phác thảo, ông ấy không bao giờ sử dụng CAD, mặc dù ông ấy vẫn có thể vẽ và làm việc với CAD như những người khác.

Những kỹ thuật nào cần cho việc vẽ bằng tay?
Gilmartin vẽ phác thảo bằng bút chì, bút màu dạ, và ông ấy phác thảo những thiết kế của mình bằng bút chì 2H trên giấy can với một chiếc bàn kính thước T. Sau khi phác thảo tự do bằng thay thì ông ấy bắt đầu sử dụng bút mực để vẽ, tiếp đó là màu nước và sáp.

Tại sao lại phụ thuộc hoàn toàn vào vẽ tay trong giai đoạn thiết kế ý tưởng ?
Chúng tôi tin vào cách thiết kế mà chúng tôi đang làm , bởi vẽ tay là một cách kết nối trực tiếp đơn giản và nhanh nhất từ trí lão của bạn tới đôi tay thể hiện trên giấy.Chúng tôi đã thử làm với các dự án khác và điều mà chúng tôi thích đó chính là các nét vẽ bút chì tự do phóng khoáng. Giai đoạn phác thảo chúng tôi làm việc rất cẩn thận với những người khác trong văn phòng sau đó mới đưa những phác thảo này vào máy tính.

Vậy chương trình mà các bạn đang sử dụng vẽ trên máy là phần mềm gì?
AutoCAD và 3ds Max
Các bạn cập nhật phần mềm thiết kế thế nào?
Chúng tôi luôn cập nhật những phiên bản mới nhất của phần mềm và chắc chắn mọi người trong văn phòng ai cũng phải biết được những tính năng kỹ thuật mới của phiên bản vừa được cập nhật. Văn phòng của chúng tôi là sự tập hợp nhiều người, mỗi người là một tài năng trí tuệ.
Có phải bạn có người chuyển giữa các bản vẽ tay và máy tính?
Đúng, nhưng những nhóm trưởng thiết kế sẽ diễn đạt ý đồ của họ bằng bút chì và bút mực.
Vậy cái đẹp đóng vai trò thế nào trong bản vẽ?
Điều đó còn phụ thuộc vào người thực hiện công việc đó. Ví dụ như những bản vẽ của Gilmartin rất chính xác và tỉ mỉ. Nó là tầm nhìn cho những gì mà ông ấy đã trải qua, và ông ấy sẽ xây dựng những lớp và những lớp phát triển để làm trau chuốt hơn cho những thiết kế của ông ấy.Tất cả những bản vẽ chúng được thiết kế rất đẹp, vì qua đó họ thể hiện được sự đam mê tuyệt vời. Hơn thế nữa bạn có thể nhìn thấy những cử chỉ và hành động, trái với các bản vẽ trên máy tính chúng rất ” khô, cứng”
Có phải máy tính có vai trò ngoài những tài liệu xây dựng ?
Chúng tôi rất hứng thú với máy tính, như phần mềm 3dsmax nó giúp chúng tôi làm việc vô cùng tỉ mỉ. Nó góp phần giúp chúng tôi biến những thiết kế vẽ tay trở lên thực tế hơn, và tình cảm hơn. Chúng tôi cố gắng thay đổi những bài thuyết minh của mình và chúng tôi mong muốn gửi tới những khách hàng một bài thuyết minh hoàn chỉnh, không có việc thử nghiệm ở đây, đó là điều chúng tôi có thể cam kết.
Các ông đang sử dụng công nghệ kết xuất ảnh nào?
Nói về công nghế kết xuất ảnh, nó vô cùng quan trọng bởi nó giúp phân biệt giữa bản vẽ và sản phẩm thực tế. Triết xuất ảnh là một bước khác. Chúng tôi tiến hành sơn những công trình của mình, nó có thể giúp chúng tôi thể hiện chính xác với những hình dung ban đầu trong quá trình hình thành ý đồ sáng tác, ngoài ra nó có thể biểu đạt được bóng đổ và mang lại những giá trị về chất cảm của vật liệu.
Ồng thuê nhân công dựa trên những khả năng vẽ đặc biệt nào?
Tôi thường nhìn vào hàng loạt khả năng vẽ. Khả năng vẽ tốt không sử dụng phổ biến thường ngày. Nếu một ai đó có thể mang lại một cách vẽ mới thì chúng tôi rất chào mừng họ.
Chúng tôi cố gắng đào tạo những người thiết kế trở thành những designer thực thụ. Nếu bạn nhìn vào công việc, bạn có thể thấy được những bộ phần hoặc công sự đã làm công việc đó. Công việc phụ thuộc vào khung cảnh, phong cách của công trình và điều quan trọng là khách hàng. Qua đây chúng ta có thể thấy được sự đa dạng của công việc và cũng phản ánh sự đa dạng về phong cách vẽ.


 Architecture News

Tuesday, January 25, 2011

Hanoi & Hanoi people by Nicolas Cornet.

Từ năm 1987, Nicolas Cornet thường xuyên đi lại giữa châu Á và châu Âu. Là nghệ sĩ nhiếp ảnh kiêm nhà báo, Nicolas Cornet thường xuyên cộng tác với nhiều nhật báo và tạp chí lớn của châu Âu, như:L'Espresso (Ý), Mare (Đức), La Repubblica (Ý), Figaro Magazine, Le Monde, Ulysse, Geo, Grands Reportages, Nouvel Observateur...
Anh thường tham gia giảng dạy các lớp đào tạo về nhiếp ảnh và nhiếp ảnh báo chí và cũng đã từng có triển lãm cá nhân tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Indonesia và Việt Nam.

Ngoài ra, anh còn minh họa cho nhiều cuốn sách, trong đó có Việt Nam (NXB Cây Sồi, 2004). Anh cũng đã xuất bản một cuốn sách ảnh khác vào năm 2007, cũng của NXB Cây Sồi và một ấn bản bằng tiếng Anh của NXB Thames & Hudson. Năm 2009, anh đã xuất bản cuốn sách ảnh và ký sự "Cam-pu-chia" (NXB Aubanel/La Martinière).












Saturday, January 22, 2011

Magnum office.

This's design of Magnum office at Vingcom tower HCMC.






by TUANNHA.id

Tuesday, January 18, 2011

Giấc mơ Phật' trong điêu khắc gốm.


Họa sĩ Nguyễn Tuấnsinh năm 1981 tại Hải Dương. Năm 2006, anh tốt nghiệp khoa Gốm, tại ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội. Liên tục từ năm 2008, anh đã có các triển lãm cá nhân ấn tượng: Bản thảo người (2008), Bữa tiệc nghệ thuật (2009), Gốm Nguyễn Tuấn (2010).
Chọn gốm Phù Lãng để thực hiện ý tưởng của mình, họa sĩ Nguyễn Tuấn đã một lần nữa làm mới nghệ thuật “thổi hồn cho đất” để cho ra đời những tác phẩm tượng gốm độc đáo với tên gọi “Giấc mơ Phật”.
Hàng chục tác phẩm tượng Phật đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học) đã đem đến cho người xem cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật đương đại. Có thể thấy, Nguyễn Tuấn đã mạnh dạn tìm tòi để thực hiện ý tưởng của mình trên chất liệu gốm. Khi mà đại bộ phận giới trẻ xa rời môn nghệ thuật truyền thống là nặn gốm sứ thì Nguyễn Tuấn lại tìm cho mình được lối đi riêng. 
Tác giả nắm bắt thần thái của Phật ngay từ những hoạt động của cuộc sống thường nhật, từ hình dáng ngồi của những người đang chờ xe buýt, đến những khuôn mặt những con người đứng đợi việc nơi vỉa hè, hay ở giấc ngủ chập chờn của cậu bé học việc trong xưởng gốm và ngay cả vóc dáng của những cô thôn nữ làng gốm nơi anh làm việc...
Ý tưởng này xuất phát từ việc Nguyễn Tuấn tham gia làm một số công việc điêu khắc nho nhỏ cho những ngôi chùa trên núi Yên Tử. Nguyễn Tuấn chia sẻ: “Mỗi lúc làm việc, được nghe những tiếng niệm kinh, gõ mõ từ trong am vẳng ra, hòa cùng mùi trầm thơm lãng đãng bay trong không trung. Tôi cảm thấy thực sự thanh tịnh. Trong không khí tinh sạch và đầy tư tưởng về đạo lành, tôi đã cảm được những triết lý của Phật. Và tôi hiểu rằng Phật không phải đâu xa, nó nằm ngay trong bản thể của mỗi cá nhân con người”.
Cùng ngắm những “Giấc mơ phật” trong gốm của Nguyễn Tuấn:  


Thần thái của những bức tượng Phật được tác giả khắc họa một cách rõ nét.



Hàng chục bức tượng Phật với kích thước khác nhau, mang tâm trạng khác nhau.



Mỗi tác phẩm  đều chứa đựng những trải nghiệm tâm linh của cõi Thiền...



... song cũng mang trong mình những giá trị cuộc sống.



Những góc nhìn khác nhau về Phật....







Các tác phẩm của  Nguyễn Tuấn thể hiện cuộc sống ở góc nhìn nhân ái và phản ánh giá trị của tình yêu, lòng độ lượng giữa con người với con người.




Tú Anh



Chống thấm – chống ẩm chân tường gạch.

1.1 - Đặt vấn đề:

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ phát triển, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không những
đứng trước những công trình có yêu cầu chất lượng ngày một cao, mà còn phải đáp ứng yêu cầu thẩm
mỹ, cùng một loạt những yêu cầu chất lượng vệ sinh môi trường sống…v/v. Chính vì lẽ đó mà ngày
nay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chân
tường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của
chúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù
của Việt Nam ta ?. Mời các bạn cùng tôi xem qua phần tiếp theo.


II) Phân Tích Nguyên Nhân.

Để tiện cho việc xem xét nguyên nhân, chúng ta cùng nhau xem một vài hình ảnh thực tế của hiện

tượng này.

I) Đặt vấn đề:Chúng ta đang sống trong một thời kỳ phát triển, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không nhữngđứng trước những công trình có yêu cầu chất lượng ngày một cao, mà còn phải đáp ứng yêu cầu thẩmmỹ, cùng một loạt những yêu cầu chất lượng vệ sinh môi trường sống…v/v. Chính vì lẽ đó mà ngàynay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chântường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống củachúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thùcủa Việt Nam ta ?. Mời các bạn cùng tôi xem qua phần tiếp theo.

II) Phân Tích Nguyên Nhân.Để tiện cho việc xem xét nguyên nhân, chúng ta cùng nhau xem một vài hình ảnh thực tế của hiện tượng này.



Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

1- Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..v/v2- Chân tường bên trong tầng hầm

3- Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách
4- Chân tường nơi có nền đất ẩm.




2.1- Nguyên Nhân.

Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi vào những nguyên

nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân, chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý
hiệu quả. Chúng ta cùng xem hình vẽ sơ họa đường đi của nước theo mạch hồ sau đây:





Sau khi xem hình sơ họa trên chúng ta có thể nêu ra một vài nguyên nhân như :
1- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên

tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được

nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ
vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
2- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa
thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ
thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường, mời các bạn xem ảnh
thực tế sau:


Ảnh 3: Các bạn thấy chúng tôi cắm được cây gỗ nhỏ vào những chỗ thiếu vữa này. Đây cũng là nguyên nhân nước chảy lan rất nhanh.


Ảnh 4: Thực tế nước thấm qua mạch hồ vữa


vữa nền phòng bên cạnh, làm ẩm mặt đá. Khổ chủ
đã phải làm tấm bạt đỏ che vết thấm mốc chân tường,

bởi đây là phòng ăn của một khách sạn.



3- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến 

trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện 

công trình. 




III- Ảnh hưởng của việc ẩm mốc đối với chất lượng môi trường sống của con người 

Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng 

nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào 
hiểu được, tại sao ở Việt Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho 
đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó. 
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy 
khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng 
nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen…v/v, rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong 
môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho. 
Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết 
những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này. 
VI- Phương án. 
Chúng tôi mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo một phương án được du nhập từ nước ngoài, để chúng 
ta cùng nhau đánh giá tính khả thi của phương án này với điều kiện kinh tế, môi trường Việt Nam. Tôi 
xin trính đoạn của phương án này để các bạn tiện theo dõi. 
“Ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên theo các mao 
quản ở trong tường, người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có 
đường kính 30mm được khoan chếch 30 độ cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của tường trên một 
cốt nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một 
áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hoà. Thường thường thì quá trình 
này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy dung dịch cần được lau sạch. 





Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hoà tan và lắng đọng trong các

mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở

thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu lên trên….”

Các thí dụ về bố trí màn chắn


a. Phía ngoài, trên mặt đất
b. Phía trong của phòng tầng hầm
c. Phía ngoài cùng với lớp chống thấm bên trong
d. Cả phía ngoài và trong của nhà khitường của tầng hầm được xây kép.

Blogkientruc.

Monday, January 17, 2011

Debor fasion shop.

Debor fasion shop in HCM city. Art pattern by Tran Trung Linh Artist

01

02

03

04

05


by TUANNHA.id