TIME LINE

Tuesday, January 18, 2011

Chống thấm – chống ẩm chân tường gạch.

1.1 - Đặt vấn đề:

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ phát triển, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không những
đứng trước những công trình có yêu cầu chất lượng ngày một cao, mà còn phải đáp ứng yêu cầu thẩm
mỹ, cùng một loạt những yêu cầu chất lượng vệ sinh môi trường sống…v/v. Chính vì lẽ đó mà ngày
nay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chân
tường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của
chúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù
của Việt Nam ta ?. Mời các bạn cùng tôi xem qua phần tiếp theo.


II) Phân Tích Nguyên Nhân.

Để tiện cho việc xem xét nguyên nhân, chúng ta cùng nhau xem một vài hình ảnh thực tế của hiện

tượng này.

I) Đặt vấn đề:Chúng ta đang sống trong một thời kỳ phát triển, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không nhữngđứng trước những công trình có yêu cầu chất lượng ngày một cao, mà còn phải đáp ứng yêu cầu thẩmmỹ, cùng một loạt những yêu cầu chất lượng vệ sinh môi trường sống…v/v. Chính vì lẽ đó mà ngàynay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chântường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống củachúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thùcủa Việt Nam ta ?. Mời các bạn cùng tôi xem qua phần tiếp theo.

II) Phân Tích Nguyên Nhân.Để tiện cho việc xem xét nguyên nhân, chúng ta cùng nhau xem một vài hình ảnh thực tế của hiện tượng này.



Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

1- Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..v/v2- Chân tường bên trong tầng hầm

3- Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách
4- Chân tường nơi có nền đất ẩm.




2.1- Nguyên Nhân.

Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi vào những nguyên

nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân, chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý
hiệu quả. Chúng ta cùng xem hình vẽ sơ họa đường đi của nước theo mạch hồ sau đây:





Sau khi xem hình sơ họa trên chúng ta có thể nêu ra một vài nguyên nhân như :
1- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên

tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được

nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ
vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
2- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa
thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ
thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường, mời các bạn xem ảnh
thực tế sau:


Ảnh 3: Các bạn thấy chúng tôi cắm được cây gỗ nhỏ vào những chỗ thiếu vữa này. Đây cũng là nguyên nhân nước chảy lan rất nhanh.


Ảnh 4: Thực tế nước thấm qua mạch hồ vữa


vữa nền phòng bên cạnh, làm ẩm mặt đá. Khổ chủ
đã phải làm tấm bạt đỏ che vết thấm mốc chân tường,

bởi đây là phòng ăn của một khách sạn.



3- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến 

trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện 

công trình. 




III- Ảnh hưởng của việc ẩm mốc đối với chất lượng môi trường sống của con người 

Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng 

nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào 
hiểu được, tại sao ở Việt Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho 
đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó. 
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy 
khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng 
nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen…v/v, rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong 
môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho. 
Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết 
những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này. 
VI- Phương án. 
Chúng tôi mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo một phương án được du nhập từ nước ngoài, để chúng 
ta cùng nhau đánh giá tính khả thi của phương án này với điều kiện kinh tế, môi trường Việt Nam. Tôi 
xin trính đoạn của phương án này để các bạn tiện theo dõi. 
“Ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên theo các mao 
quản ở trong tường, người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có 
đường kính 30mm được khoan chếch 30 độ cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của tường trên một 
cốt nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một 
áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hoà. Thường thường thì quá trình 
này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy dung dịch cần được lau sạch. 





Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hoà tan và lắng đọng trong các

mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở

thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu lên trên….”

Các thí dụ về bố trí màn chắn


a. Phía ngoài, trên mặt đất
b. Phía trong của phòng tầng hầm
c. Phía ngoài cùng với lớp chống thấm bên trong
d. Cả phía ngoài và trong của nhà khitường của tầng hầm được xây kép.

Blogkientruc.

No comments: