TIME LINE

Saturday, May 7, 2011

Tang Palace Hangzhou

The restaurant is located on the top floor of a superstore in the new town area of Hangzhou, with 9-meter high story height and a broad view to the south. Composite bamboo boards are selected as the main material, conveying the design theme of combining tradition and modernity.

In the hall, to take advantage of the story height, some of the private rooms are suspended from the roof and creating an interactive atmosphere between the upper and lower levels, thus enriching the visual enjoyments. The original building condition has a core column and several semi-oval blocks which essentially disorganized the space. Hence, our design wants to reshape the space with a large hollowed-out ceiling which is made from interweaved thin bamboo boards; and extending from the wall to the ceiling. The waved ceiling creates a dramatic visual expression within the hall. The hollowed-out bamboo net maintains the original story height and thereby creates an interactive relation between the levels. We also wrapped the core column with light-transmitting bamboo boards to form a light-box, which transforms the previously heavy concrete block into a light and lively focus object.

The entrance hall also follows the theme of bamboo. The wall is covered with bamboo material which follows the original outline of the wall, turning it into a wavy surface. In this way, the surface echoes the hall ceiling as well as performs a guiding function for customers.

The design of private rooms embraces different characteristics. The rooms on the first level are relatively bigger and share the features of expanded bamboo net from the wall to ceiling and ornamentally engraved wall surfaces. Meanwhile, the different folding angles and engraved patterns make each room different from one another. The rooms above on the south are smaller and feature a special waved ceiling pattern and simple bamboo wall surface, which creates interesting and spacious room features. The key design concept of the space is that the suspended rooms are connected with suspended bridges and sideway aisles. The semi-transparent wall provides a subtle relationship between the inner and outer spaces, bestowing people with a special spatial experience.

In this design, we hope to create diversified and yet an interrelated interior spaces through the different usages of the new bamboo material, responding to the local culture while seeking intriguing spatial effects. 













 by FCJZ 

Friday, May 6, 2011

90 năm Bauhaus.

Bauhaus, trào lưu thiết kế có nguồn gốc từ thành phố Weimar, miền Đông nước Đức, đã kỷ niệm 90 năm ngày ra đời vào hôm 01/4 vừa qua. Nhân dịp này, nhiều hoạt động đã được tổ chức, trong đó có triển lãm nêu bật phong cách của trào lưu nói trên tại Bảo tàng Bauhaus ở thành phố Weimar. 
Năm 1919, trào lưu thiết kế này được sáng lập bởi kiến trúc sư Walter Gropius - người muốn tạo nên một thứ gì đó mang tư tưởng tiên tiến sau Thế chiến I, thời kỳ mà ông mô tả là “thảm họa của lịch sử thế giới”. 





Các đồ vật Bauhaus do Marcel Breuer và Ludwig Mies Van Der Rohe thiết kế 

Năm 35 tuổi, Gropius đề đạt với thành phố Weimar về việc xây dựng một học viện ở đây. Khi nhận được giấy phép, Gropius đã viết một bản “tuyên ngôn” và qua đó tạo nên nền tảng cho bước khởi đầu của một sự thay đổi về nguyên tắc thẩm mỹ mà sau này vượt khỏi biên giới nước Đức. 
Trong cuốn sách viết cho Triển lãm của những kiến trúc sư vô danh hồi tháng 4/1919, Gropius có giải thích rằng ông muốn “tạo ra một hướng đi mới cho thợ thủ công, qua đó xóa bỏ những khác biệt tầng lớp đã dựng nên một rào cản hết sức ngạo mạn giữa thợ thủ công và nghệ sĩ”. Về cơ bản, Gropius ủng hộ phong cách kiến trúc và đồ tiêu dùng thiết thực, giá rẻ được sản xuất đại trà ở châu Âu thời đó. 




Trường Bauhaus có những hoạt động ở ba thành phố của Đức, gồm Weimar (1919-1925), Dessau (1925-1932) và Berlin (1932-1933) nhưng đến năm 1933 thì bị phát xít Đức dẹp bỏ. Song trong những năm tồn tại, nó đã thu hút được các nghệ sĩ cấp tiến như Wassily Kandinsky, Paul Klee và Lyonel Feininger. 

Tinh thần Bauhaus vẫn sống 

Mặc dù ngôi trường Bauhaus nguyên thủy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng những nguyên tắc thẩm mỹ của trào lưu này vẫn sống và là nguồn cảm hứng cho các trường phái thiết kế về sau, đặc biệt là ở Mỹ, nơi có nhiều người gắn bó với trào lưu Bauhaus đã định cư từ những năm 1930. Bauhaus đã có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển sau này của nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế đồ họa, nội thất... 
Giờ đây, trường Bauhaus xưa kia đã trở thành Đại học Bauhaus Weimar. Mặc dù Weimar vẫn được nhìn nhận là cái nôi của các danh nhân văn học Đức như Goethe và Schiller, nhưng trào lưu Bauhaus cũng góp phần khiến thành phố này trở thành một điểm du lịch nổi tiếng. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ra đời của Bauhaus, nhiều nhà thiết kế đã “tái tạo” những món đồ kinh điển của trào lưu này để tung ra thị trường. Tại triển lãm thiết kế nội thất được tổ chức hồi giữa tháng 2 qua ở Frankfurt, một nhóm các nhà làm đồ gốm và thủy tinh đã giới thiệu nhiều mẫu thiết kế có nguồn gốc từ trường phái Bauhaus. 
Tâm điểm của các hoạt động trong Tuần lễ Kỷ niệm Bauhaus ở Weimar sẽ là Hội thảo chuyên đề Bauhaus Quốc tế lần thứ 11 với sự tham gia của nhiều chuyên gia kiến trúc khắp thế giới. Hội thảo này đã được tổ chức đều đặn từ năm 1976 đến nay. Ngoài ra, Weimar còn đang lên kế hoạch kỷ niệm 100 năm Bauhaus và dự định mở một bảo tàng mới vào năm 2010 nhằm tôn vinh trào lưu này.